Các môn khúc côn cầu Khúc_côn_cầu

Thi đấu bandy ở Thụy Điển

Bandy

Bài chi tiết: Bandy

Người ta chơi bandy với một trái bóng trên một sân băng, thương là ngoài trời có kích thước một sân bóng đá (sân bandy), với nhiều luật lệ giống với bóng đá. Bandy là môn thể thao chuyên nghiệp ở Nga và Thụy Điển và được xem là môn thể thao quốc gia ở Nga. Môn thể thao này được công nhận bởi IOC; cơ quan điều hành quốc tế là Liên đoàn Bandy Quốc tế (FIB).

Bandy bắt nguồn ở Anh từ thế kỷ 19, ban đầu được gọi là "khúc côn cầu trên mặt băng" (hockey on the ice),[4] và được phổ biến tới các nước châu Âu khoảng năm 1900; một môn thể thao gần tương tự của Nga cũng được xem là tiền thân của bandy. Bandy còn được gọi là "khuc côn cầu Nga". Giải vô địch thế giới có tên Bandy World Championship diễn ra từ năm 1957 trong khi Women's Bandy World Championship diễn ra từ năm 2004. Ngoài gia còn có các giải vô địch quốc gia cho các câu lạc bộ, các câu lạc bộ hàng đầu thi đấu tại giải Bandy World Cup diễn ra hàng năm.

Khúc côn cầu trên cỏ

Khúc côn cầu trên cỏ ở trường Đại học Melbourne

Các trận đấu khúc côn cầu trên cỏ diễn ra trên mặt sân rải sỏi, mặt cỏ tự nhiên, hoặc mặt cỏ nhận tạo rải cát hoặc nước, sử dụng trái bóng nhỏ, cứng đường kính 73 mm. Đây là môn thể thao phổ biến ở cả hai giới nam và nữ tại nhiều khu vực như châu Âu, châu Á, Úc, New Zealand, Nam PhiArgentina. Thông thường các trận đấu diễn ra giữa các đội cùng giới, nhưng đôi khi cả nam và nữ cũng có thể thi đấu trong cùng một đội.

Cơ quan điều hành là Liên đoàn Khúc côn cầu Quóc tế (FIH). Khúc côn cầu nam xuất hiện tại tất cả các kỳ Thế vận hội Mùa hè từ năm 1908 trừ các năm 1912 và 1924, còn khúc côn cầu nữ có mặt từ năm 1980.

Gậy khúc côn cầu trên cỏ được làm bằng vật liệu tổng hợp từ gỗ, sợi thủy tinh hoặc sợi cacbon. Gậy có hình chữ J với đuôi hình móc câu; phần phía trước của phần hình móc câu dùng để điều khiển bóng có dạng dẹt còn mặt sau có dạng lồi. Tất cả gậy được dành cho người thuận tay phải – gậy trái tay không được phép mang ra khi thi đấu.

Khúc côn cầu trên băng

Đội Barrie Colts áp đảo và ghi bàn vào lưới đội Brampton Battalion trong một trận khúc côn cầu trên băng

Khúc côn cầu trên băng hay băng cầu là cuộc thi đấu giữa hai bên gồm các vận động viên sử dụng giày trượt băng, diễn ra trên một sân băng phẳng, sử dụng một đĩa hình tròn làm từ cao su lưu hóa có đường kính ba inch (76,2 mm) có tên gọi là puck. Trái puck thường được để trong nhiệt độ băng giá trước các trận đấu ở trình độ cao để giảm độ nảy và giảm ma sát trên băng. Môn thể thao phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu. Đây là môn phổ biến nhất ở Canada, Phần Lan, Latvia, Cộng hòa Séc, và Slovakia. còn là môn thể thao quốc gia của Latvia[5] môn thể thao mùa đông quốc gia của Canada.[6] Khúc côn cầu trên băng được thi đấu ở nhiều cấp độ, ở mọi lứa tuổi.

Cơ quan điều hành thi đấu quốc tế là Liên đoàn Khúc côn cầu trên băng Quốc tế (IIHF). Khúc côn cầu trên băng được tổ chức tại Thế vận hội Mùa đông từ năm 1924, cũng như góp mặt trong Thế vận hội Mùa hè 1920. Khúc côn cầu trên băng nữ được thêm vào Thế vận hội Mùa đông 1998. National Hockey League (NHL) được coi là giải đấu liên đoàn chuyên nghiệp lớn nhất trên thế giới. Luật lệ tại giải NHL có chút khác biệt so với luật tại Thế vận hội.[cần dẫn nguồn] Luật khúc côn cầu trên băng quốc tế được ban hành dựa trên luật lệ của Canada đầu thập niên 1900.[7]

Gậy khúc côn cầu trên băng có hình chữ L, làm từ gỗ, graphit hay composite với lưới gậy có thể nằm sát vào mặt băng khi người chơi giữ gậy thẳng đứng và theo luật có thể uốn cong theo cả hai chiều trái và phải.[cần dẫn nguồn]

In-line hockey

Bài chi tiết: In-line hockey
Một trận in-line tại Giải vô địch thế giới 2007

Khúc côn cầu inline là một biến thể roller hockey tương tự với cách chơi của khúc côn cầu trên băng vì khúc côn cầu inline bắt nguồn từ môn này. Trò chơi gồm hai bên thi đấu với nhau, mỗi bên gồm một thủ môn và bốn cầu thủ sử dụng giầy trượt patin, trên một sân thi đấu khô ráo được phân chia làm hai nửa bởi một đường trung tâm, cũng hai cầu môn có lưới ở hai đầu của sân. Trận đấu diễn ra trong ba hiệp, mỗi hiệp 15 phút với các đường trên sân được cẽ theo luật việt vị của khúc côn cầu. Các lỗi icing cũng được tính, nhung thường được coi là lỗi đưa cầu đi xa trái phép khỏi khu vục phòng ngự.[8] Cơ quan điều hành là IIHF, nhưng một số giải và tổ chức có luật khác với luật của IIHF như USA Inline hay Canada Inline.

Khúc côn cầu quad

Bài chi tiết: Khúc côn cầu quad

Khúc côn cầu quad, khúc côn cầu bóng kiểu quốc tế, hay Hoquei em Patins, là tên chung để chỉ môn thể thao trên patin tồn tại từ khá lâu trước khi giầy trượt inline được phát minh. Môn thể thao này từng là môn biểu diễn ở Thế vận hội Mùa hè 1992.

Khúc côn cầu đường phố

Các loại khúc côn cầu khác

Liên quan

Khúc Khúc côn cầu trên cỏ Khúc côn cầu Khúc côn cầu trên băng tại Thế vận hội Mùa đông 2018 - Vòng loại nữ Khúc thịt bò Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao châu Á 2018 – Giải đấu Nam Khúc hát mặt trời Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ 2019 – Giải đấu Nữ Khúc côn cầu trên băng tại Thế vận hội Mùa đông 2018 - Nam Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ 2019 – Giải đấu Nam